Cùng Chính Long trà Việt tìm hiểu về trà ở Việt Nam

“Trà Thái gái Tuyên” đã trở thành câu nói cửa miệng của người Việt Nam khi được hỏi về trà Việt, nhiều khi đã gây nên lầm tưởng rằng chỉ Thái Nguyên mới trồng trà và trà ngon thì chỉ có ở Thái Nguyên. Thực tế khi Chính Long tìm hiểu về trà cho thấy hiện nay ở Việt Nam có nhiều loại trà khác nhau và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Ở bài viết này, Chính Long trà Việt sẽ đồng hành cùng trà hữu dạo quanh các vùng trà, tìm hiểu về trà ở Việt Nam.

Đối với các dòng trà Việt, hiện nay chúng ta có thể chia chúng thành 6 dòng trà, bao gồm : trà xanh, trà oolong, trà vàng, trà đen, trà trắng và trà Phổ Nhĩ. Để phân biệt các loại trà, người ta thường dựa vào sắc của nước trà, vào hương vị, vào vùng trà,.v.v..

1. Tìm hiểu về trà xanh (Lục trà)

Trà xanh hay còn gọi là lục trà, có thể nói là loại trà đang được thưởng thức phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người hay nhầm trà xanh là lá trà tươi nhưng thật ra trà xanh là tên gọi của loại trà khô không được lên men. Khi tìm hiểu về trà, trà xanh là loại trà không trải qua quá trình oxy hóa trong lúc chế biến trà. Những người làm trà sẽ “diệt men” những lá trà tươi ngay sau khi thu hái – thường được xao bằng chảo hay hấp ở nhiệt độ cao để làm mất đi thành phần men hay còn gọi là enzyme trong lá trà.

Trà xanh được nhận biết với những lá trà khô màu xanh xám, xanh đen hoặc xanh nhạt hơi vàng. Khi pha trà, nước trà xanh cho sắc xanh lục hoặc xanh vàng đẹp mắt. Trà xanh được cảm nhận với vị đậm và chát nhẹ, gần giống với vị của lá trà tươi.

Những lá trà Thái Nguyên sau khi được thu hái.

Khi tìm hiểu về trà, người ta cũng cần biết đến vùng đất trồng nên loại trà đó. Hiện nay, vùng trồng trà xanh ở Việt Nam nổi tiếng nhất là Thái Nguyên với các loại trà như trà Bắc, trà Bắc Thái, trà móc câu, trà nõn tôm. Bên cạnh đó, trà xanh nổi tiếng ở nước ta còn có trà Shan tuyết cổ thụ, và các loại trà xanh ướp hương như: trà sen Tây Hồ, trà lài, trà bưởi,.v.v.. Góp phần làm nên sự độc đáo và đa dạng của thị trường trà Việt, Chính Long quyết định làm nên sản phẩm trà An Tước với những búp trà “một tôm hai lá” được tuyển chọn kỹ càng bởi các nghệ nhân trà ở vùng Tân Cương, Thái Nguyên hay An Khiết trà mang hương vị của núi rừng Tây Bắc với những lá trà Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi

2. Tìm hiểu về trà ô long

Trà ô long là loại trà có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa, có lịch sử ra đời lâu năm. Từ thời nhà Tống trà ô long đã được dùng làm đồ cống nạp, được sáng chế vào thời Ung Chính. Về đến Việt Nam, trà ô long đã trở thành một trong các loại trà nổi tiếng ở Việt Nam. Loại trà này rất được ưa chuộng bởi sự đa dạng và dễ thưởng thức của hương vị. So với trà xanh, trà ô long có phần dịu hơn, vị chát rất mềm mại. Một số hương của ô long được biết đến có thể điểm đến hương gỗ, mật ong, hạt dẻ,.v.v..

Khi tìm hiểu về trà ô long, ta có thể thấy người ta thường nói trà ô long là loại trà ở giữa trà xanh và trà đen. Có điều này là bởi lá trà ô long trong quá trình sản xuất chỉ được oxy hóa một nửa, khác với trà xanh không bị oxy hóa và trà đen là oxy hóa hoàn toàn. Bước làm oxy hóa trà này còn được gọi là làm bầm tím, một bước làm nên sự khác biệt của trà ô long. Ở bước này, lá trà bị lắc, cuộn nhẹ hoặc xẹp xuống cho đến khi các cạnh bị bầm. Chính những vết bầm này làm tổn thương đến tế bào của lá, khiến cho quá trình oxy hóa diễn ra một cách từ từ. Tùy vào loại trà mà người làm trà sẽ lặp đi lặp lại quá trình này đến khi được như ý muốn. Sau khi đã bán oxy hóa, lá trà được diệt men để chấm dứt quá trình oxy hóa, sau đó được định hình và cuối cùng là sấy khô.

Những lá trà ô long sau khi trải qua quá trình sản xuất.

Hiện nay ở thị trường trà Việt, trà oolong đang được trồng thành công ở vùng đất Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Giống trà oolong này chủ yếu có nguồn gốc từ giống trà oolong Cao Sơn xuất xứ từ Đài Loan. Đối với loại trà này, Chính Long trà Việt cũng đưa đến cho những người yêu trà một loại trà oolong độc quyền, được chăm sóc ở vùng trà hữu cơ đặc biệt ở vùng đất Mộc Châu và đặt cho cái tên Oolong Thanh Hiên.

3. Tìm hiểu về trà vàng

Trà vàng là loại trà có công đoạn chế biến gần giống như trà xanh. Điểm khác biệt khi chế biến trà vàng là sau khi được diệt men, lá trà sẽ được mang đi hấp nhẹ. Việc này khiến các phân tử chất diệp lục mất đi từ từ, giúp cho thành phần xanthophylls mang màu vàng hiện ra rõ ràng hơn. Vì thế nên cánh trà và nước trà đều mang sắc vàng óng đẹp mắt.

Lá trà và nước trà đều cho màu vàng óng tươi mát.

4. Tìm hiểu về trà đen

Tìm hiểu về trà Việt, Chính Long nhận thấy trà đen, hay còn gọi là hồng trà hiện còn đang ít phổ biến ở Việt Nam.  Loại trà đen này ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 16 ở khu vực núi Vũ Di (Trung Quốc) với tên là Chánh Sơn Tiểu Chủng. Sau này, chúng được Trung Quốc buôn bán khắp các nước theo con đường tơ lụa, dần dần du nhập vào Việt Nam.

Trong các loại trà, trà đen là loại trà duy nhất không trải qua quá trình diệt men và được làm oxy hóa hoàn toàn. Các chất sản sinh trong quá trình oxy hóa hoàn toàn là Theaflavin và Thearubigins, với tỉ lệ phù hợp sẽ cho ra sắc nước màu đỏ và lá trà thành phẩm có màu đen. Khi pha trà, nước trà mang sắc đỏ nâu như màu rượu champagne với vị nồng và đậm hơn các loại trà khác.

Với mục đích đưa đến cho trà hữu những tách trà thơm ngon, thanh mát, ở Chính Long trà có sản xuất loại trà đen (hồng trà) có một cái tên đặc biệt – Hồng Lộ. Loại trà đen này là những lá trà của giống trà Shan tuyết cổ thụ, có những gốc hàng trăm năm tuổi, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên của thượng ngàn Tây Côn Lĩnh – Hà Giang.

5. Tìm hiểu về trà trắng

Trà trắng hay còn gọi là bạch trà, là một trong các loại trà nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay. Bạch trà chỉ có thể chế biến được từ những búp trà của những cây trà sinh trưởng ở vùng có độ cao lớn, nhiệt độ thấp. Sở dĩ gọi là trà trắng vì màu sắc của lá trà thành phẩm trắng muốt, bao phủ quanh lá trà là lớp lông mao mỏng do đặc điểm phân bố cây trà ở vùng nhiệt độ thấp. Sau khi thu hái, những búp trà trải qua quá trình chế biến hết sức tối giản là làm héo và hong khô, qua đó giữ được màu sắc trắng muốt cho từng lá trà. Khi thưởng trà, ta thấy nước trà có màu vàng nhạt, trong, vị trà hay hương thơm đều tinh tế.

Lá trà trắng có lớp lông mao mảnh bao bọc bên ngoài.
Sắc vàng trong của tách bạch trà.

Ở vùng núi Tây Bắc nước ta hiện nay có nhiều nơi đang thu hoạch lá trà cổ thụ và chế biến nên loại trà trắng thanh khiết này. Trà trắng ở Chính Long trà được đặt cho cái tên Long Nham, làm từ những búp trà của cây trà Shan Tuyết cổ thụ từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, sinh trưởng tự nhiên trên dãy Tây Côn Lĩnh. Được hưởng linh khí của núi rừng và đất trời đồng thời được nâng niu bởi bàn tay của những trà nhân lành nghề, Long Nham của Chính Long trà là một loại trà trắng quý hiếm và chất lượng cho người yêu trà.

6. TÌM HIỂU VỀ TRÀ PHỔ NHĨ

Trà Phổ Nhĩ cũng là một loại trà có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Cái tên Phổ Nhĩ đến từ tên của một thị trấn ở Trung Quốc, là nơi tụ họp, giao thương của những người buôn trà. Về hình dạng, loại trà này thường được đóng thành dạng bánh hoặc viên, được làm từ những lá trà cổ thụ trên vùng non cao, nhiệt độ thấp. Nước trà pha có màu đỏ hoặc nâu đen, có hương gỗ mục, mùi khói,.v.v..

Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ và quy trình làm trà, Phổ Nhĩ có hai loại là Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín. Trà Phổ Nhĩ sống có cách chế biến đơn giản, trà sau khi vò thì được đem đi phơi nắng, sau đó được đóng bánh. Vì không trải qua công đoạn diệt men nên men trà vẫn còn, trà tiếp tục oxy hóa trong khi được lưu trữ. Giống như Champagne của phương Tây, càng để lâu càng ngon càng hiếm, trà Phổ Nhĩ cũng vậy. Thường thì trà Phổ Nhĩ sống để tầm 10 năm mới uống sẽ có hương vị ngon nhất. Còn trà Phổ Nhĩ chín thì sau khi làm khô sẽ được người làm trà tiến hành quá trình ép lên men (chất đống và ủ ướt) trong khoảng 30 đến 50 ngày, sau đó mới đóng bánh. Trà Phổ Nhĩ chín sau 3 năm uống sẽ có hương vị tốt nhất và có vị ngọt hậu.

Trà Phổ Nhĩ là loại trà quý, có giá trị cao.

Khiết Nhi ở Chính Long trà cũng là một loại trà Phổ Nhĩ, tuy nhiên được chế biến thủ công hoàn toàn bởi những nghệ nhân trà người dân tộc Dao, với phương thức riêng biệt của người Dao. Trà vừa ngấm hương vị của núi rừng, vừa ngấm hương thơm nhè nhẹ của ống trúc đựng trà, là một sản phẩm được đặt chọn tâm huyết.

Sau khi tìm hiểu về trà, về đặc trưng riêng của mỗi loại về nguồn gốc, sắc nước, hương vị,.v.v., có thể thấy được sự đa dạng và phong phú về chủng loại ở thị trường trà Việt hiện nay. Song hành cùng với sự phát triển của trà, yêu cầu của người thưởng trà cũng ngày càng trở nên khắt khe hơn, đòi hỏi những sản phẩm trà với chất lượng cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được hương vị tự nhiên của lá trà. Hiểu được tâm lý này, Chính Long trà Việt mong muốn mang đến cho trà hữu những sản phẩm trà chất lượng mà vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo